Việc quản lý kho vận, chuỗi cung ứng sao cho hiệu quả từ lâu đã là một vấn đề đau đầu đối với các doanh nghiệp. Trong những năm gần đây, với sự ra đời của một loạt các giải pháp số hoá nghiệp vụ kho vận, việc quản lý kho hàng nhìn chung đã trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Một phần mềm quản lý kho hiệu quả trong hệ thống ERP cần đảm bảo những tính năng sau:
Kho hàng (Warehouse) trong phần mềm quản lý kho được định nghĩa dành cho các địa điểm vật lý. Khi bạn thực hiện hoạt động mua hàng hóa, vật tư, thiết bị… bạn cần chỉ ra một địa điểm trong kho hàng mà bạn sử dụng cho hoạt động này. Cũng như địa điểm xuất hàng hóa khi thực hiện hoạt động bán hàng.
Địa điểm kho (Location) là một phần của kho hàng trong cấu trúc kho của hệ thống được phân cấp nhiều tầng. Mỗi địa điểm được hiểu như là nơi lưu trữ thật các hàng hóa, vật tư, nằm trong kho hàng.
Địa điểm bao gồm có 8 loại:
Ngoài việc cấu hình kho hàng, địa điểm kho, người quản lý cần phải chọn chiến lược xuất kho, nhập kho phù hợp và độ phức tạp và chi tiết của nghiệp vụ xuất, nhập các lô hàng.
Phần mềm quản lý kho cần đảm bảo phân loại được sản phẩm theo các thuộc tính:
Hoạt động nhập hàng (Receipts) diễn ra khi kho tiến hành ghi nhận hàng nhập từ nhà cung cấp vào hệ thống. Đơn hàng nhập có thể tự tạo khi nhập hàng hoặc đến từ module Thu mua (Purchase). Với các doanh nghiệp có số lượng sản phẩm lớn, lượng hàng nhập một ngày nhiều hoặc có đặc thù sản phẩm riêng thì quy trình nhập hàng vào kho bao gồm có 3 bước:
Hoạt động xuất hàng (Delivery Orders) diễn ra khi kho tiến hành vận chuyển hàng đến khách hàng bằng thông tin đơn hàng từ module Bán hàng (Sale). Quy trình xuất kho đầy đủ nhất bao gồm 3 bước:
Dịch chuyển nội bộ (Internal Transfers) diễn ra khi doanh nghiệp sở hữu nhiều kho khác nhau mà muốn điều chuyển hàng hoá từ kho này sang kho khác để đảm bảo lượng tồn kho, xử lý sự cố hoặc nguyên nhân khác.
Sản xuất theo đơn đặt hàng (Make To Order: MTO) là quy tắc khi có đơn đặt hàng thì mới làm (sau khi nhận được đơn hàng của khách hàng mới tiến hành sản xuất): có thiết kế gốc, nhưng vẫn có thể thêm một số chi tiết đặc trưng dành cho khách hàng lớn mua với số lượng lớn, doanh nghiệp chỉ sản xuất ra sản phẩm khi khách hàng có đơn đặt hàng cho doanh nghiệp. Đa số các sản phẩm MTO đều mang giá trị cao, thời gian làm ra sản phẩm dài hơn, sản phẩm có thể bị lỗi thời theo thời gian. Ví dụ như sách đặc thù sách dùng trong nội bộ doanh nghiệp hoặc sách chuyên ngành…)
Sản xuất để lưu kho (Make To Stock – MTS) là quy tắc sản xuất với mục đích duy trì lượng tồn kho tối thiểu, dự trữ hàng hóa cho những dịp đặc biệt, những mặt hàng có nhu cầu tăng đột biến hoặc những sản phẩm tiêu dùng nhanh, thời quay vòng của sản phẩm cao. Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm trước khi khách hàng có nhu cầu. Sản phẩm được lưu kho, sau đó được đem phân phối và bán cho khách hàng, Các sản phẩm theo dạng MTS thường có giá bán rẻ, nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống. Những sản phẩm phù hợp để sản xuất theo mô hình này là những mặt hàng như kem đánh răng, thức uống đóng chai, dầu gội, sữa tắm…
Trên đây là 4 chức năng thiết yếu của phần mềm quản lý Kho vận trong hệ thống ERP. Do tính phức tạp và đặc thù của nghiệp vụ cung ứng nên các doanh nghiệp cần cân nhắc kĩ càng để lựa chọn phần mềm phù hợp có thể đảm bảo vận hành tốt, đáp ứng được yêu cầu nghiệp vụ trong một thời gian dài.